Và khi tới đây các bạn không thể không thoát khỏi cảm giác mê mệt trước những cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Các núi đá ấn tượng cắt giữa với dòng sông xanh màu lam ngọc và cùng thác nước chảy như một tấm thảm nước khổng lồ. Ngoài ra đất nước này còn được nhắc đến như một đất nước kỳ vĩ bởi những hẻm núi và thung lũng độc đáo mà thiên nhiên ban tặng. Bất chấp những nỗi kinh hoàng của cuộc xung đột vẫn còn in nguyên trong ký ức của người dân bản địa, người dân Bosnia vẫn thênh thang trong cuộc sống hiện tại trên con đường của mình và họ rất sẵn lòng chào đón du khách lạ từ các nơi khác đến. Nếu có cơ hội hãy ở lại với gia đình người dân Bosnia địa phương sẽ được họ chăm sóc chu đáo, uống cà phê, ăn các món đặt sản. Khi ra đường, bất cứ gặp trục trặc hay vấn đề gì, người dân luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một đất nước tuyệt vời như vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đặt chân ngya tới Bosnia nhưng các bạn sẽ không phải đi 1 mình vì đã có HTS Interntional đồng hành trên những chặng đường của các bạn.

Địa điểm đầu tiên tôi muốn đưa các bạn tới đó là Mostari - thủ phủ ở Herzegovina, một trong hai miền của đất nước Bosnia – Herzegovina rộng hơn 50 ngàn cây số vuông. Bosnia Herzegovina không nằm trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, vì muốn thu hút du khách, quốc gia này cho phép khách có thị thực Schengen nhập cảnh.

Trên những con đường chúng tôi đi qua, đời sống Bosnia vẫn còn ảm đạm với những làng mạc thưa thớt cửa hiệu, hầu như thị trấn nào cũng còn những tòa nhà bị đốt cháy trong chiến tranh và những bức tường lỗ chỗ vết đạn, các nông trại xanh tươi chưa lấn át được vẻ cằn cỗi của dãy núi đá chen lẫn rừng cây thấp. Sự ngạc nhiên thích thú dành cho du khách chỉ bắt đầu khi xe tiến vào phố cổ Mostari. Chủ yếu được xây dựng dưới thời đế quốc Ottoman đầu thế kỷ XVI, Mostari mang nhiều dấu tích lịch sử của một miền đất đa văn hóa, được coi là tâm điểm giao hòa giữa hai nền văn minh phương Tây và phương Đông từ thời Trung cổ.

Bước chân trên những con phố cổ lát đá đã lên nước bóng nhẵn, chúng tôi tưởng mình được trở về thời quá khứ. Mostari rực rỡ nhờ sự đa văn hóa, đa tôn giáo. Những kiến trúc nhà thờ, thánh đường Thiên Chúa, Do Thái giáo, Hồi giáo cách nhau chỉ một góc phố. Kiến trúc nào cũng đẹp, cũng cổ kính và bề thế. Tất cả đều sáng rực lên trong nắng xuân, và do cái màu xanh ngọc bích tinh khiết, lóng lánh từ dòng sông Neretva hắt lên. Dòng sông này có thể coi là kỳ quan của thung lũng. Không ai lý giải được tại sao Neretva lại có màu ngọc lục bảo đậm sắc, trong veo như thế. Tô điểm cho dòng sông là những chiếc cầu đá hình cánh cung đài các.

Mostari tiếng địa phương mang ý nghĩa: Những người gác cầu. Vậy đủ biết những chiếc cầu có vai trò quan trọng thế nào ở đây. Phố xá xây dọc theo sông, các cửa tiệm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ lâu đời nhất, đông khách nhất thường nằm gần chân cầu. Mỗi cây cầu là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó Stari Most (Cầu Cổ) được UNESCO công nhận di sản thế giới rất đẹp và được tô điểm bằng những dãy phố cổ kính nhất.

Tương truyền, khi xây cầu, các nghệ nhân Hồi giáo sống giữa thế kỷ XVI đã dùng lông dê, mật ong và 300 ngàn quả trứng làm vữa để xây nên chiếc cầu gồm 456 phiến đá, dài 30m. Trong suốt hơn bốn thế kỷ sau đó, Stari Most đã giữ nguyên vẻ đẹp và độ bền chắc, nhưng trước sức mạnh của bom đạn đợt tấn công năm 1993 thì cầu đã bị hủy hoại hoàn toàn. Tiếc nuối một di sản vô giá, Liên Hiệp Quốc vào cuộc. Mất gần chục năm ròng rã, chiếc cầu được tái thiết với hình dáng, màu sắc y như cũ. Điều thú vị là mọi loại vữa hiện đại đều không đủ bền để kết nối các tảng đá như gần 500 năm trước, và các kỹ sư đều phải thán phục khi loại vữa ban đầu do các thợ làm đá Thổ Nhĩ Kỳ chế ra vẫn chất lượng, phù hợp hơn cả.

Trong khi các du khách nam mải ngắm cây cầu thì các cô các chị trầm trồ trước những chàng trai cởi trần, thân hình cường tráng, đứng cheo leo trên thành cầu, sẵn sàng thả mình xuống lòng sông lạnh buốt. Nhóm thanh niên đẹp trai này cứ xin du khách đủ 20 euro là cử một người ra nhảy xuống sông. Đây là một phong tục đặc biệt tại mảnh đất này. Thời Đế chế Ottoman các chàng trai Mostari hay nhảy cầu để tiêu khiển cho tướng lĩnh Thổ ngồi cà phê trong tháp canh hai bên cầu. Uy tín họ cũng lên cao trong mắt các cô gái với hành động đòi hỏi lòng dũng cảm ấy. Lâu dần, việc nhảy cầu đã trở thành truyền thống, theo đó một người Mostari đích thực phải biết nhảy “cắm đầu” xuống con sông Neretva.

Ngoài cảnh sắc đẹp đẽ này tôi sẽ dẫn các bạn tới với một nơi mà đúng trong tiêu đề có nhắc tới “ cái nôi của loài người “.  Thủ đô Sarajevo cách Mostari khoảng hai giờ xe. Cung đường đi khá ngoạn mục với hai bên toàn là núi đá vôi, đường men theo sông, cắt đôi thung lũng hẹp nhưng xanh mát mắt. Sarajevo cũng rất đẹp với phong cách kiến trúc đa dạng, cây cối được trồng khắp nơi. Có lẽ thành phố nhiều đồi dốc nên các chủ nhà chăm chút phần mái khá kỹ. Nhìn từ trên xuống, phố xá thủ đô Bosnia khá độc đáo với những mái nhà bằng đá sáng màu. Ngắm kỹ, đó là những miếng đá vôi được cưa xén như tấm ngói và được lợp trên một lớp gỗ.

Sau một buổi chiều và tối loanh quanh Sarajevo, sáng hôm sau chúng tôi mua tour đi thăm thung lũng kim tự tháp cách thủ đô không xa. Giá vé cho khách đoàn trên ba người là 40 euro/người, thời gian tham quan chỉ có ba tiếng đồng hồ. Xe dừng trước thung lũng, du khách ai nấy sửng sốt khi tận mắt nhìn thấy năm ngọn kim tự tháp kích thước khác nhau, nhưng cái nào cũng lớn bằng cả quả đồi, được bao phủ bởi cỏ cây xanh mượt. Hàng ngàn năm qua, người dân địa phương xem những ngọn đồi này như là những biểu tượng kỳ lạ của thiên nhiên. Tuy nhiên, ngay lần đầu tiên nhìn thấy các mặt hình tam giác, các góc nhọn, các nhà khoa học cho rằng đây là kim tự tháp được xây dựng với mục đích cụ thể nào đó, chứ không thể tự nhiên xuất hiện.

Năm 2005, một dự án nghiên cứu được bắt đầu, những công ty xây dựng và các nhà địa chất được thuê để đào xuống sâu và phân tích về cấu tạo của kim tự tháp. Sau đó Bosnia công bố với thế giới rằng những kim tự tháp đầu tiên tại châu Âu đã được khám phá. Từ thời điểm đó, các cuộc nghiên cứu kim tự tháp ở Bosnia đã trở thành dự án khảo cổ học đa ngành lớn nhất thế giới. Trong năm kim tự tháp, lớn nhất là kim tự tháp Mặt Trời có chiều cao trên 220m, cao hơn nhiều so với kim tự tháp lớn nhất Ai Cập (147m). Bên dưới lớp cây cỏ, các kim tự tháp Bosnia được bao phủ hoàn toàn bởi các khối bê tông hình chữ nhật. Bê tông này độ cứng rất cao và độ thẩm thấu nước thấp, theo các tổ chức khoa học ở Bosnia, Italy và Pháp thì các khối bê tông tuổi đời ít nhất mười ngàn năm này có chất liệu tốt hơn nhiều so với các vật liệu bê tông hiện đại.

Chưa hết bí ẩn, thung lũng còn bao gồm một khu phức hợp hầm mộ và một mê cung trải dài gần 20km dưới lòng đất có tên gọi là Ravnee. Chúng tôi cũng được đưa đi thăm một đoạn ngắn, ngoài các gian phòng, mê cung còn có cả hồ nước nhân tạo. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc và đồ gốm sứ trong một số gian phòng. Tổ hợp kim tự tháp ở Bosnia không chỉ bí ẩn về diện mạo bên ngoài, những phép đo radar địa chất và nhiệt lượng các hành lang và phòng bên trong kim tự tháp cũng cho thấy nhiều sự kỳ lạ.

Tuy không hiểu hết đoạn thuyết minh bằng tiếng Anh nhưng chúng tôi cũng biết bí ẩn của thung lũng kim tự tháp này đến nay vẫn chưa hé mở được bao nhiêu. Trình độ của con người cổ đại có thể đã cao hơn con người hiện nay rất nhiều. Thế nhưng những thành tựu đó vì sao đứng lại, vì sao bị quên lãng ở một thung lũng xa vắng trên bán đảo Balkan? Đó là câu hỏi mà ai đến đây rồi cũng sẽ mang về, như một kỷ niệm không thể quên khi đã đến Bosnia.

Nhưng òn địa điểm du lịch mạo heierm mà có lẽ các bạn chỉ thấy trên phim ảnh hoặc trong tranh mà thôi đó là hai đỉnh núi Bjelasnica và Jahorina - địa điểm lý tưởng cho những người yêu môn thể thao trượt tuyết hay leo núi. Nơi đây cũng đã từng là địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông năm 1984. Để chinh phục được Bjelasnica và Jahorina đòi hỏi bạn cần phải trang bị một sức khỏe tốt và mang tất cả những đồ dùng cần thiết cho leo núi, tất nhiên là bạn cũng cần đi cùng một người thạo leo núi nơi đây.

Tới với nơi đây thì du lịch tôn giáo cũng là điều khó mà bỏ qua. Nhà thờ Sarajevo là nhà thờ Thiên chúa lớn nhất của Bosnia, tọa lạc ở thủ phủ của thành phố Sarajevo. Nhà thờ này có tuổi đời từ thế kỷ thứ XIX với nét kiến trúc kết hợp giữa lối Neogothic và Romanesque. Bên trong nhà thờ, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng chúa Jesus chỉ tay vào trái tim mình với vầng hào quang tỏa sáng. Cũng chính vì thế mà nhà thờ này còn có tên gọi là “Nhà thờ Trái tim Chúa Jesus”.

Thế nhưng tới Bosnia mà bỏ qua ẩm thực là điều quá đáng tiếc phải không? Món ăn truyền thống của Bosnia có những điểm tương đồng với ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải, một di sản của 400 năm cai trị của Ottoman. Các món ăn điển hình bao gồm thịt, thường là thịt cừu hoặc thịt bò để đáp ứng yêu cầu Halal, nấu chín chậm trong nước ép của họ với một gia vị. Các bữa ăn có xu hướng nhẹ với một phần rau quả. Dưới đây là mười món ăn ngon để bạn thử khi ghé thăm đất nước này.

  • Cevapi:

            Cevapi là những miếng kebab nhỏ, hình thuôn từ thịt cừu và thịt bò được ăn kèm với somun (bánh mì pita của người Bosnia) và hành tây. Người dân địa phương ăn món này cho  bữa trưa, bữa tối hoặc như một bữa ăn nhẹ. Đầu bếp nướng thịt và phục vụ từ năm đến mười đĩa kebab trên  một đĩa với sốt kem chua. Mỗi nhà hàng nấu ăn và các mùa theo một cách khác nhau, làm cho mỗi cevapi hơi khác nhau.

  • Burek:

            Burek đến từ Thổ Nhĩ Kỳ được Ottoman mang đến Balkan. Bureks có một chiếc bánh ngọt dễ vỡ với thịt, phô mai hoặc rau bina. Hầu như mọi tiệm  bánh trong nước đều bán món ăn vặt béo ngậy này, đôi khi được bán riêng lẻ hoặc theo trọng lượng. Nhiều người thích nhưng cũng nhiều người ghét món này. Một mặt, một món ăn nhẹ ngon miệng và no, mặt

            khác, chúng rất béo ngậy và đầy chất béo.

  • Tufahija:

            Người Ottoman thích món tráng miệng ngọt ngào của họ và giới thiệu Tufahija cho Bosnia. Một quả táo luộc trong đường và nhồi với quả óc chó được ăn kèm với xi-rô và kem trong một ly lớn. Tufahija siêu ngọt bổ sung cho hương vị đắng, mạnh của cà phê Bosnia và người dân địa phương có xu hướng thưởng thức cả hai cùng một lúc.

Đại sứ quán Việt Nam tại Bosnia và Herzegovia:

Lãnh sự quán không có sẵn ở Bosnia và Herzegovina hiện nay.

Có 2 cách để áp dụng visa Việt Nam ở Bosnia và Herzegovina:

1. Áp dụng tại Việt Nam Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán tại các nước láng giềng: Kể từ khi làm thủ tục, lệ phí là khác nhau từ một trong những đại sứ quán / lãnh sự khác, vui lòng liên hệ Đại sứ quán nơi bạn muốn áp dụng để biết chi tiết.

2. Áp dụng một visa khi nhập cảnh vào Việt Nam với chúng tôi: Xin lưu ý rằng nó được áp dụng cho duy nhất du khách đường hàng không.

Để hiểu hơn cho dự định về chuyến đi tour du lịch nước Bosnia và Herzegovina của bạn, HTS International Travel mời bạn tham khảo thêm Kinh nghiệm du lịch tạ Bosnia và Herzegovina