Phương tiện giao thông đến Hòa Bình

  • Từ Nha Trang, Tp Hồ Chí Minh thì phương tiện thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhất bạn nên chọn là máy bay, bởi hiện nay các hãng hàng không Vietjet, Jestar hay Vietnam Airlines luôn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bạn nên đăng ký địa chỉ mail để các hãng hàng không gửi thông tin khuyến mãi nhé. Ngoài ra bạn có thể chọn xe lửa tàu Thống Nhất Bắc Nam, tuy nhiên lưu ý bạn chỉ nên chọn khi có nhiều thời gian tham quan.
  • Từ bến xe Mỹ Đình, hàng ngày có rất nhiều các tuyến xe chạy lên Hòa Bình (Bến xe Chăm Mát), các tuyến huyện cũng có nhưng thời gian chạy sẽ thưa hơn nên các bạn cần liên hệ trước để hỏi chính xác giờ.
  • Bến xe Mỹ Đình có tuyến xe đi Mai Châu nhưng thường chạy vào buổi sáng, nếu không thể kịp đi những chuyến này, các bạn có thể lựa chọn các xe khách Điện Biên hoặc xe khách Sơn La để có thời gian đi muộn hơn (thường là từ chiều đến tối). Sau khi lên xe các bạn nhớ nói lái xe cho xuống ở Ngã 3 Tòng Đậu, từ đây vào đến Thị trấn Mai Châu còn 5km nữa nên có thể đi taxi hoặc xe ôm.

Nên đi du lịch Hòa Bình vào mùa nào

  • Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng thời tiết nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Khí hậu mùa hè thường cao, có mưa nhiều trong khoảng tháng 7-8. Mùa đông lạnh và khô thường khéo dài từ tháng 10-3.
  • Các bạn có thể đi du lịch Hòa Bình vào mùa hè nếu bạn muốn tránh xa cái nóng của Hà Nội để lên với các điểm du lịch như Thung lũng Mai Châu, Thung Nai
  • Nếu muốn theo dõi hồ Hòa Bình xả lũ, hãy đi vào mùa mưa theo thông tin được dự báo thời tiết đưa ra hàng ngày trên bản tin thời sự.

Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy – Hòa Bình) diễn ra từ 4-6 tháng Giêng (âm lịch).

  • Khoảng tháng 7-8 hàng năm là mùa mưa cao điểm của miền núi phía Bắc, QL6 đi Hòa Bình là một trong những tuyến đường rất nguy hiểm do thường xuyên sạt lở. Các bạn nếu có đi Hòa Bình vào thời điểm này cần hết sức lưu ý.

Những điểm nên tham quan trong tour du lịch Hòa Bình của bạn

  • Động Đá Bạc: Còn gọi là động Tiên, Bước vào cửa động, bạn có cảm giác như bị choáng ngợp trước một rừng thạch nhũ đang rủ xuống từng chùm, từng khối trắng bạc lơ lửng tựa như­ những chùm hoa đang hé nở, khi có ánh đèn chiếu vào những khối đá bỗng sáng rực đủ màu sắc rực rỡ.
  • Nhà máy thủy điện – Hồ thủy điện Hòa Bình: Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, cảnh quan môi trường trên lòng hồ và chung quanh hồ với những cảnh đẹp, mặt nước mênh mang, núi non và những hang động, đền thờ là những điều khiến du lịch lòng hồ thu hút được rất nhiều khách du lịch đến với Hòa Bình. Ngoài ra, tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư sẽ được mở vào ngày 1-1-2100”
  • Động Thác Bờ: Vào mùa nước cạn, du khách muốn tham quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, trên một bè ghép bằng tre bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Vào sâu trong động, khám phá những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm, mới thấy sức sáng tạo của Mẹ thiên nhiên là vô cùng tận
  • Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi: Theo các nhà khoa học, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp…

Hòa Bình có lễ hội gì đặc sắc khi đi du lịch cần lưu ý?

Lễ hội đu Mường Vôi: Cứ 2 năm một lần, vào ngay mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội đu Vôi mang đậm nét bản sắc văn hóa của người Mường Vôi nói riêng và của bà con dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn nói chung. Lễ hội được duy trì không những có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa mà đây còn là dịp để con em quê hương và mọi người dân trong Mường tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mở đất.

Lễ hội đền Bờ: Đây là lễ hội có sự tham gia nhiều nhất và lớn nhất của người Kinh trên đất Hòa Bình, lễ hội là biểu tượng đoàn kết của ba dân tộc Kinh- Mường- Dao sống trên dải đất Hòa Bình. Tương truyền năm 1431- 1432, vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở Mường lễ( Sơn La) qua đoạn thác Bờ hiểm trở đã được dân địa phương giúp đỡ rất tận tình. Trong số đó có bà Đinh Thị Vân người Mường và một bà người Dao giúp đỡ nhà vua về quân lương, thuyền bè vượt thác….khi hai bà mất, vua Lê Lợi đã truy phong công trạng của hai bà và ban chiếu cho lập đền thờ. Từ đó người dân ở đây thường mở hội hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng để tưởng niệm hai bà và các vị thần.

Lễ hội xuống đồng của người Mường: Lễ hội này thường diễn ra vào dịp đầu xuân, đây là một lễ hội rất phổ biến của người Mường xưa, giống như lễ hội lồng tồng của người Tày- Nùng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới thịnh vượng, may mắn. đồng thời, việc thực hành những nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tươi đẹp và yên bình.

Các lưu ý về khách sạn và ẩm thực địa phương khi đi du lịch Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều khách sạn để bạn lựa chọn, để tham khảo các khách sạn hợp với túi tiền và vị trí gần trung tâm thành phố, bạn nên tham khảo trước trên các web tư vấn khách sạn như Agoda hay Tripadvisor rất hữu ích. Ngoài ra, mình tư vấn cho bạn một số khách sạn như Maichau HideAway (04 sao), Serena Kim Boi Resort Hòa Bình (04 sao), Hoa Dao Hotel (03 sao)…

“Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường ở Hòa Bình. Đa số những món ngon đặc trưng tại Hòa Bình đều từ nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, đưa chúng thành những món ăn ngon như: Cá nướng đồ, thịt lợn mán Hòa Bình, gà chạy bộ Thung Nai, măng đắng, chả cuốn lá bưởi, thịt trâu nấu lá lồm, canh loóng, rượu cần…

Đến Hòa Bình mua gì về làm quà?

Hòa Bình có khá nhiều sản phẩm để bạn mua về làm quà cho người thân như: Rượu cần, tỏi tía Loóng Luôn, măng đắng, mướp rừng,…

Những điều lưu ý chung khác trong tour du lịch Hòa Bình mà bạn cần quan tâm

Nếu bạn dự định đi du lịch vào các thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, bạn hãy chủ động đặt vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn trước để tránh trường hợp hết phòng cũng như không có phương tiện di chuyển. Vật dụng cần thiết nhất cho mỗi chuyến du lịch đó chính là một tấm bản đồ để xác định đường đi, tránh bị người khác (xe ôm, taxi) đưa đi lòng vòng mất phí. Hãy tham khảo giá cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo tư vấn của lễ tân khách sạn. Luôn mang theo bên mình card visit của khách sạn có thông tin địa chỉ, số điện thoại để phòng trường hợp bạn quên thông tin của khách sạn nhé.

Để được tư vấn miễn phí về kinh nghiệm đi du lịch Hòa Bình cho tour du lịch Hòa Bình của bạn, vui lòng liên hệ với HTS International Travel qua số hotline: 0918.977.968 hoặc email về cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected] hoặc [email protected].