Phương tiện giao thông đến Kon Tum

  • Từ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thì phương tiện thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhất bạn nên chọn là máy bay, bởi hiện nay các hãng hàng không Vietjet, Jestar hay Vietnam Airlines luôn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bạn nên đăng ký địa chỉ mail để các hãng hàng không gửi thông tin khuyến mãi nhé. Ngoài ra bạn có thể chọn xe lửa tàu Thống Nhất Bắc Nam, tuy nhiên lưu ý bạn chỉ nên chọn khi có nhiều thời gian tham quan.
  • Không nằm trên các tuyến đường huyết mạch nên số lượng các tuyến xe khách đi Kon Tum (và vùng Tây Nguyên nói chung) chưa nhiều, các chuyến xe chạy từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thường chỉ chạy một số ngày trong tháng (đa phần phục vụ người dân địa phương có nhu cầu đi lại), các tuyến xe chạy từ Sài Gòn khởi hành thường xuyên hơn với tần suất hàng ngày.

Nên đi du lịch Kon Tum vào mùa nào

  • Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam , lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Một số gợi ý cho các bạn khi có kế hoạch du lịch Kon Tum như sau:
  • Tầm tháng 3 là thời điểm mà thời tiết Tây Nguyên tương đối dễ chịu, trời có nắng nhưng vẫn khá mát mẻ.

Vào khoảng cuối năm, tuy là mùa mưa nhưng lại hay có những đợt giảm giá vé máy bay (từ tháng 9-12) của một số hãng bay, các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên nên lưu ý tháng 7-8-9 là những tháng có lượng mưa cao nhất trong năm.

  • Khoảng cuối năm tháng 11-12 là mùa dã quỳ của vùng Tây Nguyên.
  • Cuối tháng 12 đầu tháng 1 cũng là mùa mai anh đào ở Măng Đen, nếu đến đúng dịp này các bạn sẽ có những bức ảnh rất tuyệt vời.

Những điểm nên tham quan trong tour du lịch Kon Tum của bạn

  • Nhà thờ gỗ Kon Tum: Được các linh mục người Pháp khởi xướng xây dựng từ năm 1913 tới năm 1918. Kiến trúc sư thiết kế khu nhà theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ quý cao vút, thể hiện sự uy nghiêm và vĩnh cửu của ngôi thánh đường. Được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít nên công trình còn được gọi là nhà thờ gỗ Kon Tum.
  • Cầu treo Kon K’lor: Đây là cây cầu treo dây văng lớn nhất ở Kon Tum, nối liền hai bờ của dòng sông Đắk Bla, được xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994. Ngày nay, cầu treo Kon K’lor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất Tây Nguyên này.
  • Măng Đen: Với không gian gần gũi thiên nhiên cùng vẻ đẹp và sự hoang sơ, thuần khiết như bông hoa rừng vừa hé nở là yếu tố tạo cho khu du lịch Măng Đen có sức hấp dẫn mà không thua kém gì Sa Pa hay Đà Lạt. Măng Đen là điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia. Đặc biệt, từ Măng Đen “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ vượt qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y để hình thành tuyến du lịch “Con đường di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản thế giới của 2 nước bạn Lào và Campuchia.

Kon Tum có lễ hội gì đặc sắc khi đi du lịch cần lưu ý?

Lễ hội mừng lúa mới: Để ăn mừng sau vụ mùa vừa thu hoạch, Lễ hội mừng lúa mới hay còn gọi là lễ ăn lúa mới được bà con làng Đao Yốp, thuộc xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, nằm sâu trong thung lũng Đăk Hring, dưới chân núi Ngọ Khei cao ngất tổ chức trong hai ngày 25 và 26/10.

Lễ cúng đất làng: Đây là lễ hội truyền thống cửa người Ba Na, được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến một vùng đất mới. Họ khấn các vị thần linh phù hộ cho công việc làm ăn được thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.

Lễ cầu an: Là lễ hội của người Ba Na thường được tổ chức trong khoảng thời gian tháng 12 dương lịch hàng năm với mong muốn cầu cho dân làng ấm no, khỏe mạnh, tránh khỏi chiến tranh, dịch bệnh, xua đuổi các thế lực siêu nhiên xấu, các loại ma xấu, xua đuổi những xui xẻo, tai họa đến với dân làng...

Các lưu ý về khách sạn và ẩm thực địa phương khi đi du lịch Kon Tum

Kon Tum có nhiều khách sạn để bạn lựa chọn, để tham khảo các khách sạn hợp với túi tiền và vị trí gần trung tâm thành phố, bạn nên tham khảo trước trên các web tư vấn khách sạn như Agoda hay Tripadvisor rất hữu ích. Ngoài ra, mình tư vấn cho bạn một số khách sạn như Nắng Homestay Măng Đen, Chino Homestay Măng Đen, Hào Hoa Hotel (02 sao),…

Thiên nhiên đã phú cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên đầy đủ cả sản vật của núi rừng và sông suối khiến các món ăn ngon ở Kon Tum trở thành những đặc sản thơm ngon lạ lùng như: Gỏi lá Kon Tum, xôi măng, gà nướng, cá tầm Măng Đen, thị hun khói bazana, gỏi kiến chua, thịt chuột quý tộc…

Đến Kon Tum mua gì về làm quà?

Kon Tum có khá nhiều sản phẩm để bạn mua về làm quà cho người thân như: Rượu vang sim đen, café Kon Tum, đồ thổ cẩm, rượu nghè,…

Những điều lưu ý chung khác trong tour du lịch Kon Tum mà bạn cần quan tâm

Nếu bạn dự định đi du lịch vào các thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, bạn hãy chủ động đặt vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn trước để tránh trường hợp hết phòng cũng như không có phương tiện di chuyển. Vật dụng cần thiết nhất cho mỗi chuyến du lịch đó chính là một tấm bản đồ để xác định đường đi, tránh bị người khác (xe ôm, taxi) đưa đi lòng vòng mất phí. Hãy tham khảo giá cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo tư vấn của lễ tân khách sạn. Luôn mang theo bên mình card visit của khách sạn có thông tin địa chỉ, số điện thoại để phòng trường hợp bạn quên thông tin của khách sạn nhé.

Để được tư vấn miễn phí về kinh nghiệm đi du lịch Kon Tum cho tour du lịch Kon Tum của bạn, vui lòng liên hệ với HTS International Travel qua số hotline: 0918.977.968 hoặc email về cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected] hoặc [email protected].